Lịch sử Đại_chiến_lược

Đại chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách chiến lược từng phương diện cụ thể. Điển hình, vương quốc Anh từ sau chiến tranh Napoleon đã thực thi chính sách "cô lập vinh quang", dựa vào vị trí Anh là một hòn đảo, có khả năng bảo đảm an toàn trước những cuộc chiến tranh từ lục địa, chính sách an ninh của Anh là tránh các xung đột giữa các nước châu Âu, đứng ngoài các vấn đề đó. Vì vậy, đại chiến lược này ảnh hưởng trước hết đến chiến lược quốc phòng của Anh, nước Anh tập trung ưu tiên phát triển hải quân để có thể bảo vệ hòn đảo chính quốc của mình. Các chính sách đối ngoại cũng ảnh hưởng theo đó trong việc tìm kiếm đồng minh phù hợp để cân bằng với các nước bất hảo trên lục địa, qua đó Anh chi tiền để củng cố đồng minh, giữ cho cán cân quyền lực lục địa châu Âu luôn được cân bằng.

Một ví dụ khác về "đại chiến lược" hiện đại là quyết định của phe Đồng minh trong Thế Chiến II tập trung vào đánh bại Đức trước tiên. Quyết định này là một thỏa thuận chung được thực hiện sau vụ tấn công Trân Châu Cảng (1941) đã kéo Hoa Kỳ vào chiến tranh. Điều hợp lý Đức là thành viên mạnh nhất của phe Trục, trực tiếp đe dọa sự tồn tại của AnhLiên Xô.[2] Ngược lại, trong khi các cuộc xâm chiếm của Nhật Bản hầu hết ở các vùng thuộc địa được coi là ít cần thiết hơn, điều này được nhìn nhận bởi các nhà lập kế hoạch và các nhà hoạch định chính sách của Đồng minh. Các chi tiết cụ thể của chiến lược quân sự của phe Đồng minh trong Chiến tranh Thái Bình Dương do đó được định hình bởi các nguồn lực ít hơn cung cấp cho mặt trận này.[3]